[VIETKINGS-TOPPLUS đề cử] TOP 100 điểm đến hấp dẫn nhất Việt Nam 2023 (P.26): Bảo tàng Thế giới Cà phê (Đắk Lắk) – Nơi hội tụ tinh hoa văn hóa cà phê thế giới

30-04-2023

Được mệnh danh là “Thủ phủ cà phê toàn cầu”, vùng đất Tây Nguyên nhiều nắng gió vẫn là nơi gợi nhớ nhiều nhất nơi sản sinh ra những hạt cà phê ngon bậc nhất thế giới với văn hóa cà phê đậm đà bản sắc cao nguyên. Vào năm 2018, chủ tịch cà phê Trung Nguyên đã được hiện thực hóa giấc mơ tạo lập tại Việt Nam một thủ phủ cà phê toàn cầu, thành điểm hội tụ của những người yêu và đam mê cà phê bằng Bảo tàng Thế giới Cà phê, trưng bày hàng nghìn hiện vật và tinh hoa văn hóa thuộc về cà phê trên khắp thế giới.

Bảo tàng Thế giới Cà phê tọa lạc trên đường Nguyễn Đình Chiểu, phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Chính thức được đưa vào hoạt động từ ngày 24 tháng 11 năm 2018, Bảo tàng Thế giới cà phê là một trong số những địa điểm tham quan được đông đảo mọi người yêu thích, bên cạnh những danh lam thắng cảnh nổi tiếng tại địa phương như Hồ Lak thơ mộng hoặc Đá Voi Mẹ hùng vĩ. Đây là bảo tàng chuyên đề về cà phê đầu tiên ở Việt Nam, trưng bày và giới thiệu về lịch sử ngành cà phê cũng như văn hóa cà phê trên thế giới.

 

 

 

 

Công trình là một tổ hợp các khối uốn cong khá tự do, được kết nối với nhau qua những “điểm chạm” trên các đường cong. Tổng cộng có 5 khối uốn lượn như vậy. Dễ dàng nhận ra dấu ấn bản địa trên hình khối kiến trúc, đó là hình ảnh ngôi nhà dài của người Ê Đê và bộ mái vút cao của nhà rông - những biểu tượng của kiến trúc Tây Nguyên.

 

 

 

 

 

 

 

 

Bảo tàng được bao quanh bởi một không gian xánh mát

 

Một điểm đáng chú ý khác là phần chiếu sáng: khác với nhiều công trình bảo tàng thường có tính “đặc”, tối và chủ trương chiếu sáng nhân tạo thì ở đây, công trình lại rất mở, với việc khai thác chiếu sáng tự nhiên hợp lý từ những mái kính trên đỉnh và những ô cửa ở đầu hồi. Khe sáng trên mái kính không như một nét vẽ hình dáng mặt bằng của khối kiến trúc với những đường cong uốn lượn khác nhau. Việc kết hợp giữa tính bản địa, tính dân tộc với một hơi thở, tinh thần hiện đại ở công trình này có thể nói là một sự thành công nhất định.

 

 

 

 

 

 

 

 

Ở đây, với định hướng là một bảo tàng sống, công trình cho phép người xem trải nghiệm với 5 giác quan (nghe, nhìn, nếm, ngửi, chạm). Đây được xem là nơi thẩm thấu các giá trị đương đại và tiếp biến của đời sống không đóng mình vào khái niệm “bảo tàng” theo tư duy cũ. Không gian triển lãm mang tính mở cho các hoạt động về Thân - Tâm - Trí với giá trị cốt lõi là tinh thần cà phê, mở mang tư tưởng, tri thức và tầm nhìn.

 

 

 

 

Ở không gian quan trọng nhất là không gian trưng bày, khách tham quan có cơ hội được hiểu thêm rất nhiều về lịch sử và văn hóa của cà phê và ngành cà phê, từ việc trồng trọt, chăm sóc, thu hái, bảo quản cà phê tới việc chế biến, pha chế và thưởng thức cà phê. Cũng trong không gian này, khách tham quan cũng được khám phá về ba nền văn minh cà phê, đó là nền văn minh cà phê Thiền, Ottoman và Roman.

 

 

 

 

Khám phá bảo tàng, du khách sẽ được chiêm ngưỡng khoảng 10.000 hiện vật được lưu giữ và trưng bày. Trong đó, có nhiều hiện vật từ thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX; đặc biệt là những nông cụ dùng trong công đoạn chế biến cà phê như máy phân loại cà phê, xay cà phê, rang cà phê… từ thời chưa có điện, vận hành hoàn toàn cơ học. Ngoài ra, du khách cũng sẽ được thưởng thức cà phê miễn phí từ những sản phẩm cà phê được trồng tại Tây Nguyên.

 

 

 

Trong 10.000 hiện vật bảo tàng đang lưu giữ và trưng bày, có nhiều hiện vật có niên đại cổ xưa, từ thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX; đặc biệt là những máy nông cụ dùng trong công đoạn chế biến cà phê như máy phân loại cà phê, xay cà phê, rang cà phê… từ thời chưa có điện, vận hành hoàn toàn cơ học.
 

 

 

 

Bộ sưu tập các loại bình, ấm, dụng cụ pha chế và đựng cà phê cũng vô cùng phong phú và thú vị, với nhiều chất liệu như kim loại, gốm, sứ, thủy tinh. Nhiều dụng cụ được chế tác tinh xảo như những tác phẩm nghệ thuật và mang đậm dấu ấn văn hóa bản địa.
 

 

 

Những nông cụ trong phần trưng bày “Thu hái cà phê”. Điểm chung ở những vùng cà phê có tên tuổi về chất lượng và giá trị cao trên thế giới đều trồng cà phê theo cách truyền thống, thu hái hoàn toàn thủ công không dùng máy móc. Việc hái bằng tay chọn lọc tuy tốn nhiều nhân công nhưng cho chất lượng cà phê tuyệt vời.
 

 

 

Bộ sưu tập các dụng cụ sản xuất, lưu trữ cà phê trong bảo tàng vô cùng phong phú với nhiều loại máy móc … xuất xứ từ nhiều nước trên thế giới. Ảnh: Lò rang cà phê – Chất liệu: Kim loại - Xuất xứ: Ethiopia.
 

 

 

Rất nhiều các loại máy móc phục vụ trong ngành sản xuất cà phê với kiểu dáng, nguyên lý hoạt động khác nhau. Ảnh: Máy phân loại cà phê. Xuất xứ: Đức; năm sản xuất: 1930.
 

 

 

Máy xay cà phê. Xuất xứ: Đức; năm sản xuất: 1900. Không chỉ là một cỗ máy thuần túy, thiết bị này được chế tác khá duyên dáng ở hình thức và những chi tiết trang trí.
 

 

 

Một góc bếp chế biến cà phê theo cách thủ công của người Tây Nguyên. Cây cà phê được các nhà truyền giáo Pháp đưa vào Việt Nam từ giữa thế kỷ 19 và được trồng thử nghiệm ở một số vùng Bắc Bộ, Trung Bộ; sau đó người Pháp đã phát hiện ra Tây Nguyên là vùng đất có thổ nhưỡng và khí hậu thích hợp nhất để trồng cà phê. Từ đầu thế kỷ 20 cho tới nay, cây cà phê là một sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của Tây Nguyên.

 

 

 

Bình đựng cà phê. Xuất xứ: Brasil. Hình vẽ trên bình rất tỉ mỉ và tinh tế.

 

 

 

Các hiện vật đều có mẫu QR code để có thể xem thuyết minh chi tiết về hiện vật ngay trên điện thoại thông minh.

 

Ngoài bộ sưu tập hàng chục nghìn hiện vật giá trị giúp du khách có thể tìm hiểu được lịch sử hơn 12 thế kỷ của cà phê, Bảo tàng Thế giới Cà phê luôn tổ chức định kỳ các triển lãm chuyên đề về cà phê được giới chuyên môn đánh giá cao như: "Lịch sử Cà phê thế giới"; "Cà phê: thần dược cho não - thần dược cho sáng tạo"; "Cà phê - Năng lượng của nền kinh tế tri thức"; "Cà phê - năng lượng của tinh thần chiến binh"; "Cà phê - Hành trình khám phá những giá trị nhân văn"; "Cà phê - năng lượng sáng tạo của nghệ thuật", "Vẻ đẹp làng nghề Việt"; "Cà phê ở những vùng đất thiêng phương Đông", "Tìm về lối sống tỉnh thức - Kể chuyện mặc tỉnh thức"... Vào đầu năm 2022, tạp chí hàng đầu thế giới National Geographic ca ngợi Bảo tàng Thế giới Cà phê trên chuyên trang du lịch tiếng Tây Ban Nha với thông điệp "nơi du khách có thể đắm chìm hoàn toàn trong văn hóa cà phê".

 

 

 

Nhiều sự kiện văn hóa, nghệ thuật thường niên đã giúp Bảo tàng trở thành trung tâm sáng tạo
 

-----------------------------------------------------------------------

Hành trình tìm kiếm và đề cử TOP 100 điểm đến hấp dẫn nhất Việt Nam 2023 được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) giao cho Trung tâm TOP Việt Nam triển khai từ đầu tháng 4/2023 dưới tiêu chí và góc nhìn của Ban quản lý hành trình Top. Đây là tiền đề cơ sở để Trung tâm Top Việt nam tìm kiếm và vinh danh 100 điểm đến hấp dẫn nhất của 63 tỉnh thành Việt Nam năm 2023. Ngoài ra, Ban quản lý hành trình cùng mong muốn nhận thêm được nhiều đề cử từ các sở ban ngành địa phương trên cả nước để có thể chọn lựa những điểm đến đặc sắc nhất của khắp mọi miền tổ quốc. Từ đó  tăng cường xúc tiến du lịch, góp phần quảng bá các điểm đến của các địa phương. 

Mỗi tuần, các bài đề cử sẽ được công bố rộng rãi trên hệ thống các trang truyền thông chính thức của Tổ chức Kỷ lục Việt Nam - VietKings như: kyluc.vn; topplus.vn; bestplus.vn;... Ban quản lý hành trình rất mong nhận được sự quan tâm theo dõi của bạn đọc trong và ngoài nước nhằm tiếp tục quảng bá và tôn vinh các điểm đến hấp dẫn của Việt Nam.

Mọi thông tin phản hồi xin gửi về Ban quản lý hành trình qua email: . Thời gian nhận thông tin từ ngày 10/4/2023 đến hết ngày 30/5/2023. Kết quả hành trình dự kiến sẽ được công bố vào tháng 6/2023 và gửi công văn thông báo đến các địa phương trong cả nước. TOP 100 điểm đến hấp dẫn nhất Việt Nam 2023 sẽ được công bố và cấp bằng chứng nhận TOP cùng huy hiệu trong sự kiện Hội ngộ TOP Việt Nam gần nhất năm 2023. 

 

Mọi thông tin xin liên hệ xin gửi về:

TỔ CHỨC KỶ LỤC VIỆT NAM (VIETKINGS) - TRUNG TÂM TOP VIỆT NAM (TOPPLUS)

 Địa chỉ: 148 Hồng Hà, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh 

Liên hệ: Ms Phi – 0333 108 555

Email: 

Website: www.kyluc.vn/ www.topplus.vn

 

 


Theo Diệu Phi (tổng hợp và biên tập, ảnh Internet)